Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về đón khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
Ngay sau khi Văn Phòng
Chính phủ có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan truyền đạt kết luận của Thủ tướng
Chính phủ về việc tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về đón khách du lịch nước
ngoài vào Việt Nam dường như đã giải tỏa mọi lo âu của doanh nghiệp du lịch trước
mức phí Visa dành cho khách du lịch đường biển được áp dụng ở mức 45 USD/ người.
Nhiều doanh nghiệp cho biết đây là quyết định nhanh chóng, kịp thời giải quyết khó khăn của doanh nghiệp và khách du lịch.
Bà Trịnh Thị Mỹ Nghệ, phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội cho rằng, động thái này đã tháo gỡ được một nút thắt lớn của các doanh nghiệp du lịch. Bởi thực tế tại Việt Nam vấn đề visa và hàng không là hai “cứu cánh” cho ngành du lịch, hai vấn đề đề này được “nới lỏng” và đồng hành hỗ trợ cùng nhau phát triển với doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp của chúng ta sẽ dễ thở hơn.
Sau khi văn bản của Chính
phủ gửi đi, Tại Bà Rịa Vũng Tàu, đã có hai chuyến tàu chở khách du lịch quốc tế
cặp biển Việt Nam được hưởng chính sách này.
Chuyến tàu gần đây nhất là
sự kiện tàu khách 5 sao Aidasol (Anh) chở hơn 2.176 khách quốc tế cùng hơn 626
thủy thủ đoàn cập cảng ODA Tân Cảng Cái Mép được hưởng phí Visa “5USD” theo chỉ
đạo của Thủ tướng.
Theo phản ánh việc hoàn tất
thủ tục nhập cảnh cho khách cũng được cải thiện nhiều hơn. Cụ thể trước khi tàu
vào Việt Nam, bộ đội biên phòng đã nhận được danh sách du khách, thông tin về
du khách và bản duyệt nhân sự được cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp từ công ty
du lịch lữ hành.
Việc nhanh chóng cũng được
thực hiện nhanh hơn mà vẫn đảm bảo quy trình, thủ tục. Khi tàu vào đến khu vực
đón trả hoa tiêu biển Vũng Tàu, đoàn thủ tục đã có mặt tại tàu và tiếp nhận hộ
chiếu của du khách để đối chiếu thông tin và cấp thị thực rời chodu khách.
Ông Trần Anh Giang, Phó
Giám đốc Công ty Du lịch Việt, cho rằng trong bài toán kinh doanh thì việc giảm
bớt đi được một khoản phí lớn thì là một điều rất thuận lợi cho doanh nghiệp đặc
biệt trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Bởi đơn giản, doanh nghiệp không thể
cứ nói tăng giá tour là tăng được. Nếu mức giá visa đường biển tăng từ 5 USD
lên 45 USD, doanh nghiệp cũng không thể tăng ngay được, bởi trước đó họ đã ký kết
với đối tác trước đó cả năm trời. Nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận tiền cọc trước
đó từ 5-7 tháng.
Trước đó, ngày 1/1/2015, Luật
Nhập cảnh Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định,
khách quốc tế đến bằng tàu biển muốn vào nội địa du lịch theo tour của công ty
trong nước phải xin thị thực nhập cảnh, không phải là xin giấy phép tham quan,
du lịch Việt Nam như trước.Với quy định mới này, du khách phải tốn thời gian
làm thủ tục xin visa và tốn phí nhiều hơn 9 lần, từ 5 USD lên 45 USD/người.
Trước đó, theo quy định mới
trong Luật Nhập cảnh Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam, có hiệu lực từ ngày 1-1-2015, du khách quốc tế đến bằng tàu biển muốn vào
nội địa du lịch theo tour của công ty trong nước phải xin thị thực nhập cảnh, tốn
thời gian làm thủ tục và tốn phí nhiều hơn 9 lần, từ 5 đô la Mỹ lên 45 đô la mỗi
người.
Quy định mới này bị nhiều
hãng tàu du lịch than phiền vì tiêu tốn nhiều thời gian của khách, du khách thậm
chí không còn thời gian để lên bờ tham quan. Các doanh nghiệp cho rằng những
khó khăn, vướng mắc này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút khách du lịch tới Việt
Nam.
Trước thực trạng này, Thủ
tướng giao Bộ Công an chủ trì với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch
và các cơ quan liên quan thực hiện cấp thị thực rời cho khách du lịch nhập cảnh
Việt Nam bằng tàu biển để đảm bảo an ninh ngoại giao, tránh ùn tắc, khó khăn tại
các điểm đưa đón; bảo đảm đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, tạo các điều kiện
thuận lợi nhất cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đối với mức lệ phí cấp thị
thực, Thủ tướng kết luận Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
liên quan khẩn trương sửa đổi quy định về lệ phí cấp thị thực.
Tuy nhiên, trong khi chưa
ban hành văn bản sửa đổi, mức lệ phí thị thực đối với khách du lịch nhập cảnh
vào VN bằng tàu biển sẽ được thu 5 USD/người, tức là áp dụng theo mức thu lệ
phí cho khách du lịch nhập cảnh vào VN bằng tàu biển như mức cấp giấy phép tham
quan, du lịch VN được quy định tại thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30-3-2009 của
Bộ Tài chính.
Thủ tướng cũng yêu cầu
trong quý 1 năm nay, các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng hoặc trình
cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN.
Nhiều doanh nghiệp cho hay
như vậy, những chính sách về việc cấp thị thực rời trên sẽ giúp khách đỡ tốn thời
gian làm thủ tục nhập cảnh hơn. Doanh nghiệp có thể làm thủ tục trước, khi
khách đến thì cơ quan chức năng sẽ cấp thị thực.
“Vấn đề thu hút khách
inbound gần đây đang được ngành du lịch quan tâm nên những chính sách cơ chế
cho daonh nghiệp cũng cần linh hoạt. Thực tế du lịch nước ta đang tồn tại sự mất
cân bằng giữa hai lượng khách inbound và outbound. Vấn đề gỡ visa và mong muốn
đơn phương miễn thị thực cho một số nước vào Việt Nam sẽ cần phải làm sớm. Vì
“chướng ngại vật” lớn nhất của chúng ta giờ chính là vấn đề thủ tục visa” - Bà
Trịnh Thị Mỹ Nghệ chia sẻ.
Nguồn: Dân trí