Sự khổng lồ bất
thường của những quả bí này chỉ trồng ở Mỹ Thọ mới được.
Những quả bí
nặng hàng trăm kg
Người đầu
tiên trồng và phát hiện ra sự khác thường của những quả bí này là ông Trần Văn
Đức. Một buổi sáng mai thức dậy, bỗng nhiên ông Đức thấy rất lạ khi khóm bí gia
đình mình trồng cứ lớn mãi mà không chịu dừng lại. Ban đầu ông mang gạch ra xếp
để làm giá đỡ quả bí. Cứ tưởng nó to lắm cũng chỉ bằng nồi cơm điện là cùng. Thế
nhưng, càng ngày bí càng to thêm đến lúc bằng một vòng tay người ôm mới thôi lớn.
Từ quả bí lạ
đầu tiên đầy ngỡ ngàng nhà ông Đức, cả xã Mỹ Thọ kéo đến xem như một sự kiện. Rồi
người ta truyền tay nhau hạt giống từ những quả bí đầu tiên này đi trồng khắp
xã. Tuy nhiên đến nay chỉ có thôn Chánh Trạch là cho quả cao nhất. Năm 2012,
nhà bà Trần Thị Lan còn thu được quả bí nặng 120kg, nặng nhất từ trước đến nay.
Hiện tại, với diện tích 18 héc ta, mỗi năm cho sản lượng trung bình 150 tấn, những
quả bí khổng lồ này đã mang lại niềm vui và lợi nhuận nhiều mặt cho người dân Mỹ
Thọ.
Ông Lê Vâng,
người thâm niên nhiều năm trong nghề trồng loại bí này chia sẻ: “Không nhớ nổi
mấy năm qua tôi đã có bao nhiêu niềm vui từ loại bí độc đáo này, cứ mỗi lần có
chuyện muộn phiền ra nhìn những quả bí lớn nhanh và lỏn chỏn như đàn lợn là lại
thấy quên hết muộn phiền. Vào mùa thu hoạch quả to một vòng ôm không hết. Thế rồi,
tôi đam mê trồng cây bí này như một niềm vui và lòng khao khát. Bây giờ chẳng
còn niềm hứng khởi nào lớn hơn việc trồng và chăm sóc loại bí này cả”.
Ông Vâng còn
cho biết hầu như hàng ngày người dân Mỹ Thọ đều ăn loại bí này mà không biết
chán. Hơn nữa, nhiều đàn ông ở đây còn cho rằng ăn loại bí này cho họ cảm giác
được tăng cường sinh lực. Ông Lê Vâng cho hay cứ mệt mỏi hay mất ngủ và mà ăn 1
kg bí này vào là lại cảm thấy sung sức lại như thường ngay.
Từ nguồn giống
đặc biệt được lưu truyền trong làng ngày càng có nhiều người dân Mỹ Thọ hào hứng
trồng bí. Hơn 90% bí trồng ở Mỹ Thọ là bí đao vỏ xanh. Theo đa số hộ dân, loại
bí đao vỏ xanh khổng lồ này có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại bí khác
như: giống lưu truyền sẵn trong làng, một quả bí giống có thể trồng được 1 sào,
đa số các hộ dân đều trồng bí ngay tại vườn nhà mình. Khi cây bí bắt đầu bám
dàn đã có thể tỉa lá, cắt tua để luộc hoặc xào làm rau ăn hàng ngày. Quả bí khi
còn non 2-3 kg có thể hấp, luộc hay xay sinh tố rất ngọt, thơm và bổ dưỡng.
Khi bí thu hoạch
quả xong còn có thể cắt thân cây bí thành từng đoạn ép lấy nước làm nước giải
khát uống có tác dụng cao trong việc giải nhiệt, tiêu đờm. Cứ ép khoảng 30 gốc
bí sau thu hoạch thì được 1 lít nước. Hiện tại, 1lít bán giá 30 nghìn đồng đến
40 nghìn đồng. Nếu thời tiết thuận lợi mỗi năm thu hoạch được 2 vụ, trung bình
trừ mọi chi phí lời được 30 đến 35 triệu đồng/sào/năm. Quả bí sau khi thu hoạch
nếu bảo quản tốt có thể để được 6-8 tháng mà không hư hỏng. Hơn nữa, loại bí
đao khổng lồ ở Mỹ Thọ có ruột đặc màu trắng tinh nên rất chắc và nặng. Bí không
hề có vị chua như loại bí bình thường.
Cứ nảy mầm là
biến đổi gene
Lý giải về
kích cỡ khổng lồ của quả bí xanh, Chủ tịch Hội nông dân Mỹ Thọ, ông Nguyễn Nam
khẳng định, có được những quả bí nặng từ 70 đến 100 kg (nhỏ nhất là 40kg) này
không phải do kỹ thuật mà do đất đai thổ nhưỡng vì kỹ thuật ở đây rất đơn giản
và nếu cây bí này mang đi vùng khác trồng thì quả sẽ bé xuống 15 lần so với trồng
ở Mỹ Thọ. Còn ông Hồ Trọng Lòng, người có nhiều năm trăn trở và gắn bó với sự
phát triển của loại bí này cho biết: “Ở đây có được loại bí cho quả lớn như vậy
là do có diện tích đất cát pha, phía dưới lại chứa một nguồn nước ngầm rất
phong phú. Kỹ thuật chăm sóc và chi phí đầu tư cho 1 sào bí hết khoảng 1 triệu
đồng, trong đó 300 ngàn đồng chi phí làm dàn, 700 ngàn đồng chi phí phân bón. Đặc
biệt cây bí này chỉ cần bón phân một lần ngay khi mới trồng, thỉnh thoảng tưới
nước nếu trời nắng nóng lâu ngày”.
Nguồn: dân trí